Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Quảng Ngãi - Cách giúp học sinh tràn đầy năng lượng, giảm stress mùa thi
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
HTK Silde ngang

Cách giúp học sinh tràn đầy năng lượng, giảm stress mùa thi

Mùa thi cử, sinh viên, học sinh thường ở tình trạng quá tải do sức ép học tập, nóng bức, vừa học vừa làm, các mối quan hệ xã hội… căng thẳng sức khỏe kém không chỉ khiến sinh viên học tập giảm sút mà còn bi quan về cuộc sống. Dưới đây là những cách giảm stress mùa thi cho các trí thức trẻ.

Tự thôi miên

Tự thôi miên có thể là công cụ quản lý căng thẳng hiệu quả và tăng năng suất học tập. Bạn có thể giúp bản thân giải tỏa căng thẳng khỏi cơ thể và tâm trí, gieo mầm thành công trong tiềm thức của bạn với sức mạnh của tự kỷ ám thị.

Cách giúp học sinh tràn đầy năng lượng, giảm stress mùa thi -3Cần có tinh thần lạc quan

Suy nghĩ tích cực

Thói quen lạc quan và suy nghĩ tích cực có thể mang lại sức khỏe, các mối quan hệ và điểm số tốt hơn. Hãy tìm hiểu làm thế nào để huấn luyện bộ não của bạn với những lời tự nhủ tích cực, nghĩ về tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, cũng cần tính đến những hạn chế của tinh thần lạc quan để tránh phản tác dụng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống có thể tăng sức mạnh não bộ hoặc làm bạn cạn kiệt năng lượng tinh thần. Ăn uống lành mạnh được coi là kỹ thuật quản lý căng thẳng và hỗ trợ học tập. Cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp bạn tránh những thay đổi tâm trạng, thư giãn tâm trí và nhiều lợi ích hơn nữa.

Sắp xếp có tổ chức

Một thực tế là sự bừa bộn sẽ gây căng thẳng, có thể làm giảm năng suất, thậm chí làm bạn mất tiền. Bạn nên giữ cho khu vực học tập tối giản, gọn gàng, điều này làm giảm stress trong khi học, tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm đồ thất lạc và giữ mối quan hệ tốt hơn bạn cùng phòng. Nó cũng giúp sinh viên có cảm giác tích cực về khu vực học tập của mình, khuyến khích học nhiều hơn.

Ngủ đủ giấc

Sinh viên với lịch học bận rộn rất hay mất ngủ, dẫn đến làm việc kém hiệu quả, khó tiếp thu và thậm chí gây nguy hiểm cho bản thân khi lái xe. Bạn đừng bỏ qua giấc ngủ, đặt mục tiêu ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa khi cần.

Hình dung

Sử dụng hướng dẫn hình ảnh để giảm căng thẳng rất hiệu quả. Hình dung có thể giúp bạn bình tĩnh, tách ra khỏi những gì gây căng thẳng. Bạn cũng có thể sử dụng trực quan hóa để chuẩn bị cho bài thuyết trình và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra bằng cách hình dung ra bạn sẽ làm tốt như thế nào.

Tập thể dục

Một trong những cách lành mạnh nhất để xả hơi là tập thể dục thường xuyên. Với lịch trình bận rộn, sinh viên có thể tập yoga vào buổi sáng, đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường hoặc ôn bài với bạn bè khi đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng gym. Bắt đầu ngay bây giờ và duy trì một bài tập thể dục đều đặn trong suốt cuộc đời có thể giúp bạn sống lâu hơn, tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Cách giúp học sinh tràn đầy năng lượng, giảm stress mùa thi -2Tập luyện cũng tốt cho sức khỏe

Tập thở

Khi căng thẳng, bạn thường không suy nghĩ rành mạch như bình thường. Để bình tĩnh lại nhanh chóng hãy tập các bài thở. Bài tập này có thể thực hiện hầu như bất cứ nơi nào để giảm căng thẳng chỉ trong vài phút và đặc biệt hiệu quả để giảm lo lắng trước hoặc ngay cả trong khi làm bài kiểm tra.

Thư giãn cơ bắp

Thư giãn cơ bắp hay còn gọi là PMR, bao gồm việc căng và thả lỏng tất cả cơ cho đến khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Bằng cách này, bạn có thể giải tỏa căng thẳng khỏi cơ thể trong vài giây, giúp ngủ sâu hơn và thoải mái trước các kỳ thi.

Âm nhạc

Âm nhạc có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, làm dịu bản thân hoặc kích thích tâm trí và có nhiều lợi ích về mặt nhận thức. Sinh viên có thể nghe nhạc cổ điển trong khi học, nghe nhạc sôi động để đánh thức tinh thần, hoặc thư giãn với sự trợ giúp của những giai điệu chậm rãi yêu thích. Bạn cũng có thể nghe nhạc trong khi đi bộ hay chuẩn bị cho bài kiểm tra.

(st)

Đăng nhập hệ thống Mail @htkqng.edu.vn



Bài giảng mới nhất trên Kênh học online HTK Edu

English 10, Unit 13: FILMS AND CINEMA (Lesson 3), Teacher: Tran Thi Minh Trang
English 10, Unit 13: FILMS AND CINEMA (Lesson 2), Teacher: Tran Thi Minh Trang
English 10, Unit 13: FILMS AND CINEMA (Lesson 1), Teacher: Tran Thi Minh Trang
Công nghệ 12, Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha, Thầy: Võ Kim Hoàng
English 11, Unit 16: The Wonder Of The World (Lesson 2), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
English 10, Unit 12: MUSIC - Lesson 3, Teacher: Tran Thi Thu Ha
Vật lý 12, Ôn tập chương 2: Bài tập Sóng cơ (tiết 1), Thầy: Phan Quang Duy
English 12, Unit 16, Lesson 3, Teacher: Phan Nguyen Hoang Thuyen
English 12, Unit 16, Lesson 2, Teacher: Phan Nguyen Hoang Thuyen
English 11, Unit 16: The Wonder Of The World (Lesson 1), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
English 10, Unit 12: MUSIC - Lesson 2, Teacher: Tran Thi Thu Ha
English 11, Unit 15: Space conquest (Lesson 2), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
English 10, Unit 12: MUSIC - Lesson 1, Teacher: Tran Thi Thu Ha
Vật lý 12, Chủ đề: Sóng điện từ, Thầy: Đỗ Thanh Văn
Vật lý 12, Chủ đề: Con lắc lò xo, Thầy: Nguyễn Văn Hùng
Sinh học 12, Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, Cô: Trương Thị Tuyết Hồng
Lịch sử 11, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, Cô: Phan Thị Kim Chi
English 10, Unit 11: Language focus (lesson 3), Teacher: Tran Thi Ngoc Quynh
English 10, Unit 11: Language focus (lesson 2), Teacher: Tran Thi Ngoc Quynh
English 11, Unit 15: Space conquest (Lesson 1), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
Lịch sử 12, Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975, Cô: Đặng Thị Thanh Nguyệt
Ngữ văn 12 - Luyện đề: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), tiết 2, cô Lê Thị Thúy Liễu
English 11, Unit 13: Hobbies (Lesson 2), Teacher: Nguyen Thi Huong Tra
English 12, Unit 16, Lesson 1, Teacher: Phan Nguyen Hoang Thuyen
English 11, Unit 13: Hobbies (Lesson 1), Teacher: Nguyen Thi Huong Tra
English 12, Unit 14: International Organizations (Phrasal verbs - Lesson 4), Teacher: Le Thi Kim Chung
English 12, Unit 14: International Organizations (Phrasal verbs - Lesson 3), Teacher: Le Thi Kim Chung
Vật lý 12 - Ôn tập chương V: Sóng ánh sáng (tiết 3) - Cô Phạm Thị Lệ Hằng
Giải tích 12, Ôn tập chương 3: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng (tiết 2), Cô giáo: Nguyễn Thị Liên
Lịch sử 12, Bài 23: Khôi phục và phát triển KT-XH ở MB, giải phóng hoàn toàn MN (tt), cô Đặng Thị Thanh Nguyệt
Hình học 10, Tiết 33: Bài tập Phương trình đường thẳng (tiết 2), Thầy: Trần Quang Nguyên
Địa lý 12, Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng, thầy: Nguyễn Hồng Phong
Hóa học 10, Chủ đề: Lưu huỳnh và hợp chất của Lưu huỳnh (tiết 2), Thầy: Nguyễn Hoài Bảo
Ngữ văn 11, Tác phẩm: Người trong bao (Sê Khốp), Cô: Trần Thị Thu Hoa
Hình học 12, Tiết BS23: Ôn tập Phương trình mặt phẳng - mặt cầu, Cô: Đinh Thị Thuận
Hóa học 12, Chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt (tiết 3), Cô: Phạm Thị Thuận
Hóa học 11, Tiết 65: Luyện tập Andehit, Cô: Nguyễn Thị Việt Kiều
Địa lý 10, Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, Cô: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Vật lý 10, Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác - Lơ, Cô: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Giải tích 12, Tiết 65: Số phức (tiếp theo), Cô: Dương Thị Nữ

Đoàn trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Tuyển tập ca khúc về Biển đảo

Clip nổi bật

Hình ảnh hoạt động

Bóng chuyền nam 2016-2017
Lễ kết nạp Đoàn viên lớp 86 năm
Hoạt động kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn
Rung chuông vàng 2016-2017
Vẽ tranh BVMT, Biển đảo 2016-2017
Bóng đá mini nữ 2016-2017
Toạ đàm ngày NGVN 20/11/2016
Đại hội Đoàn trường 2016-2017
Hội nghị CB-CC 2016-2017

Hình ảnh các tổ chuyên môn

Tổ Ngoại Ngữ
Tổ Thể dục - ANQP
Tổ Hóa - Sinh
Tổ Lý - KTCN
Tổ Toán
Tổ Văn

Giai điệu tuổi xanh

CLB tư vấn học đường

Học sinh vi phạm Học tập

Phần mềm soạn giảng điện tử

Trang mua sắm Shopee

TOPPY TOEIC

Trang mua sắm Sendo

ELSA SPEAK

MB Bank