Đề xuất giáo viên làm 8 tiếng ở trường, không mang việc về nhà rất đáng xem xét
- Cập nhật lần cuối ngày Thứ bảy, 23 Tháng 1 2021 02:39
Giáo viên cũng có lý khi bức xúc với đề xuất làm việc 40 giờ/ tuần
Về ý kiến giáo viên về đề xuất của tác giả Nhật Khoa là tăng lương và làm việc 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần như mọi cán bộ, công chức, viên chức khác sau khi đăng tải nhận được rất nhiều ý kiến, nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất có thể phân thành 3 luồng ý kiến sau.
Thứ nhất, là những ý kiến không đồng tình. Có nhiều giáo viên phản đối vì đa số với lý do nghề giáo là nghề đặc thù, giáo viên dạy ở trường xong rồi về nhà thực hiện việc chấm bài, soạn bài, tập huấn online, rồi làm sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học,… nói chung là rất nhiều việc cộng với lương thấp, giáo viên cho rằng nếu làm 8 giờ tại trường như những cán bộ, công chức, viên chức khác là không phù hợp.
Thứ hai, là những ý kiến còn băn khoăn, sẽ đồng tình nếu giáo viên làm hết 100% công việc tại trường, không làm việc tại nhà khi về nhà, không thức đêm để soạn bài, chuẩn bị thanh tra, kiểm tra,…
Thứ ba, những ý kiến đồng tình hoan nghênh với đề xuất trên cho là ý kiến khá hay, sẽ hạn chế được phần nào vi phạm dạy thêm trái phép tràn lan tốn nhiều thời gian, tiền bạc của nhân dân, bạo lực học đường, vi phạm trật tự giao thông, vi phạm khác,…
Như vậy, có thể thấy với công việc hiện nay của giáo viên, với đồng lương hiện nay, với áp lực công việc hiện nay,… và với việc giáo viên đã quen làm việc kiểu dạy hết tiết rồi về nhà, sau khi về nhà mới giải quyết công việc của trường, lớp thì những ý kiến bức xúc của giáo viên về đề xuất làm việc 40 giờ/ mỗi tuần là không phải không có cơ sở, không phải không có cái lý của thầy cô.
![]() |
Nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến thời gian làm việc của giáo viên. (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến) |
Đề xuất làm việc tại trường 40 giờ/ tuần là ý kiến hay nếu…
Công việc của giáo viên hiện nay khá nhiều như đã nói ở trên là cũng có phần đúng, tuy nhiên chưa đầy đủ. Giáo viên phổ thông hiện nay, công việc chưa công bằng ở từng cấp học, bậc học và chưa công bằng đối với từng giáo viên ở chung cấp học.
Trong các cấp học khác nhau thì hiện nay giáo viên mầm non rất cực vì hầu như làm việc cả ngày, đi sớm về trễ, vừa phải chăm lo các em nhỏ; giáo viên tiểu học nhất là lớp 1 bắt đầu dạy các em cũng vất vả vô cùng, thời gian dạy cũng nhiều,… nói chung giữa các cấp học, bậc học thì giáo viên mầm non, tiểu học có phần cực khổ hơn so với giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Còn tại chung một ngôi trường thì cũng không đồng đều ví dụ tại các trường thì tổ trưởng/ nhóm trưởng, phụ trách môn, người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm phổ cập, văn thư, quản lý học sinh, phần mềm, thư viện, thiết bị (hiện nay kiêm nhiệm nhiều), giáo viên có trách nhiệm,… thì những công việc rất cực khổ, khi làm việc tại trường xong thì hầu hết phải về nhà thực hiện rất nhiều việc, có người thực hiện việc đến khuya để soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học, soạn nội dung hội họp,…
Nhưng bên cạnh đó, phải nói thật phải có một số lực lượng giáo viên “cá biệt” chỉ làm việc kiểu đối phó, hết giờ rồi thôi, hồ sơ, báo cáo thì chậm trễ,… nên công việc cứ chậm trễ, không hiệu quả, có một số giáo viên cứ hay than thở, ca thán về nghề, về công việc,… khi phân công công việc thì chậm trễ, rất khó phân công, lấy lý do này, lý do khác,… một số tổ trưởng, giáo viên phải cực thêm vì những giáo viên “cá biệt” trên.
Mọi người cùng nhìn nhận, nếu công việc của giáo viên rất nhiều, thức tới khuya để làm không kịp việc như một số ý kiến thì tại sao trong giờ hành chính có cả hàng triệu học sinh học thêm, cả ngàn giáo viên dạy thêm, nếu thời gian không còn vậy lấy đâu ra thời gian dạy thêm?
Bên cạnh đó, khi xong công việc giảng dạy tại trường trong giờ hành chính còn có rất nhiều giáo viên làm những công việc khác như bán hàng online, “tám chuyện” hay có đủ thứ khác không liên quan đến giáo dục,…
Có thể nói hiện nay, chính vì phân công dạy theo tiết dạy, có người làm việc tại trường nhiều, về nhà phải làm nhiều việc của trường, còn một bộ phận giáo viên khác thực hiện công việc kiểu đối phó,… nên tạo sự bất công, bất cập.
Nếu mọi người cùng cố gắng làm việc thì 100% công việc đều được giải quyết tại trường, giáo viên không phải đem việc về nhà, không phải thức khuya dậy sớm như hiện nay.
Do đó vấn đề bây giờ là nếu giáo viên làm được 100% công việc tại trường và không thực hiện công việc ở nhà, giáo viên được tăng lương, mọi tổ, thành viên đều có không gian làm việc phù hợp, giải quyết tại trường hết công việc, giáo viên thực hiện xong có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phong trào tại trường.
Mọi người đều tay giải quyết công việc, học sinh học tại trường dưới sự quản lý, giám sát, giáo dục của giáo viên, 100% công việc được giải quyết tại trường, không đem việc về nhà,… là một trong những vấn đề hướng tới trong tương lai, nên nếu tăng lương giáo viên phù hợp, tôi cho rằng đề xuất làm việc tại trường, giải quyết công việc tại trường 40 giờ/tuần là giải pháp hay, đáng nghiên cứu.
Chấm dứt việc giáo viên làm việc tại nhà được hay không?
![]() Năm 2021, giáo viên mong muốn điều gì ở lãnh đạo ngành Giáo dục? |
Nói công việc giáo viên thì khá nhiều, nhiều công việc không tên. Tuy nhiên công việc chính của giáo viên đứng lớp bao gồm những công việc cụ thể sau:
Đứng lớp giảng dạy với số tiết, số giờ quy định tùy theo cấp học, bậc học (tiểu học 23 tiết/tuần, trung học cơ sở 19 tiết/tuần, trung học phổ thông 17 tiết/tuần);
Công tác chủ nhiệm nếu có đề ra kế hoạch, quản lý học sinh, sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp;
Thực hiện hồ sơ sổ sách kế hoạch bài dạy, kế hoạch giáo dục, sổ điểm, sổ chủ nhiệm (nếu có);
Chấm bài kiểm tra học sinh;
Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hiện nay việc bồi dưỡng thường xuyên thực hiện trực tuyến và trực tiếp trên phần mềm taphuan.csdl.edu.vn;
Họp tổ chuyên môn 2 lần/ tháng, họp hội đồng sư phạm 1 lần/tháng, họp đột xuất, nếu là đảng viên họp chi bộ 1 lần/tháng,…;
Tham gia các phong trào thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học,… (tự nguyện);
Dự giờ, hội giảng, thao giảng,…( hiện nay không bắt buộc, tùy theo trường)
Hướng dẫn học sinh tham gia các phong trào khoa học kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao,..;
Các công việc khác như xử lý học sinh, giải quyết các tình huống phát sinh trong nhà trường, và các công việc đột xuất khác,…
Nhìn chung thì công việc giáo viên đứng lớp là như phần trình bày trên là chính, còn các công việc khác có thể phát sinh thêm.
Tuy nhiên, nếu sắp xếp khoa học và hợp lý thì tất cả các việc tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, chấm bài, trả bài, xử lý học sinh, soạn bài, chấm bài, soạn bài thi giáo viên giỏi, thực hiện đồ dùng dạy học,…tất cả được thực hiện tại trường.
Sắp xếp hợp lý thì giáo viên khi thực hiện công việc 100% tại trường thì đương nhiên tất cả hồ sơ, vấn đề đều giải quyết tại trường, khi về nhà thì sẽ rất ít phải thực hiện công việc liên quan đến trường, lớp.
Tất nhiên, trong một số trường hợp do thiếu sót thì vẫn có lúc vẫn cần làm thêm ở nhà nhưng việc đó là rất ít, hầu như đều giải quyết tại trường.
Khi đó cũng là việc làm công bằng trong giáo dục và công bằng giữa nghề giáo và các nghề khác, nghề giáo nên còn một đặc thù là được nghỉ 2 tháng hè, trong thời gian hè không được phân công công việc cho giáo viên.
Theo ý kiến cá nhân tôi, nếu lương nhà giáo được tăng hợp lý, đưa lương nhà giáo là lương đặc thù của ngành nghề tương xứng với vai trò, vị thế của nhà giáo, tương xứng với giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo viên giải quyết 100% công việc tại trường, không đem việc về nhà là một vấn đề đáng bàn, đáng được nghiên cứu.
Đăng nhập hệ thống Mail @htkqng.edu.vn
Văn bản mới - Lịch công tác
Bài giảng mới nhất trên Kênh học online HTK Edu
- English 10, Unit 13: FILMS AND CINEMA (Lesson 3), Teacher: Tran Thi Minh Trang
- English 10, Unit 13: FILMS AND CINEMA (Lesson 2), Teacher: Tran Thi Minh Trang
- English 10, Unit 13: FILMS AND CINEMA (Lesson 1), Teacher: Tran Thi Minh Trang
- Công nghệ 12, Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha, Thầy: Võ Kim Hoàng
- English 11, Unit 16: The Wonder Of The World (Lesson 2), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
- English 10, Unit 12: MUSIC - Lesson 3, Teacher: Tran Thi Thu Ha
- Vật lý 12, Ôn tập chương 2: Bài tập Sóng cơ (tiết 1), Thầy: Phan Quang Duy
- English 12, Unit 16, Lesson 3, Teacher: Phan Nguyen Hoang Thuyen
- English 12, Unit 16, Lesson 2, Teacher: Phan Nguyen Hoang Thuyen
- English 11, Unit 16: The Wonder Of The World (Lesson 1), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
- English 10, Unit 12: MUSIC - Lesson 2, Teacher: Tran Thi Thu Ha
- English 11, Unit 15: Space conquest (Lesson 2), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
- English 10, Unit 12: MUSIC - Lesson 1, Teacher: Tran Thi Thu Ha
- Vật lý 12, Chủ đề: Sóng điện từ, Thầy: Đỗ Thanh Văn
- Vật lý 12, Chủ đề: Con lắc lò xo, Thầy: Nguyễn Văn Hùng
- Sinh học 12, Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, Cô: Trương Thị Tuyết Hồng
- Lịch sử 11, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, Cô: Phan Thị Kim Chi
- English 10, Unit 11: Language focus (lesson 3), Teacher: Tran Thi Ngoc Quynh
- English 10, Unit 11: Language focus (lesson 2), Teacher: Tran Thi Ngoc Quynh
- English 11, Unit 15: Space conquest (Lesson 1), Teacher: Nguyen Thi Hai Ly
- Lịch sử 12, Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975, Cô: Đặng Thị Thanh Nguyệt
- Ngữ văn 12 - Luyện đề: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), tiết 2, cô Lê Thị Thúy Liễu
- English 11, Unit 13: Hobbies (Lesson 2), Teacher: Nguyen Thi Huong Tra
- English 12, Unit 16, Lesson 1, Teacher: Phan Nguyen Hoang Thuyen
- English 11, Unit 13: Hobbies (Lesson 1), Teacher: Nguyen Thi Huong Tra
- English 12, Unit 14: International Organizations (Phrasal verbs - Lesson 4), Teacher: Le Thi Kim Chung
- English 12, Unit 14: International Organizations (Phrasal verbs - Lesson 3), Teacher: Le Thi Kim Chung
- Vật lý 12 - Ôn tập chương V: Sóng ánh sáng (tiết 3) - Cô Phạm Thị Lệ Hằng
- Giải tích 12, Ôn tập chương 3: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng (tiết 2), Cô giáo: Nguyễn Thị Liên
- Lịch sử 12, Bài 23: Khôi phục và phát triển KT-XH ở MB, giải phóng hoàn toàn MN (tt), cô Đặng Thị Thanh Nguyệt
- Hình học 10, Tiết 33: Bài tập Phương trình đường thẳng (tiết 2), Thầy: Trần Quang Nguyên
- Địa lý 12, Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng, thầy: Nguyễn Hồng Phong
- Hóa học 10, Chủ đề: Lưu huỳnh và hợp chất của Lưu huỳnh (tiết 2), Thầy: Nguyễn Hoài Bảo
- Ngữ văn 11, Tác phẩm: Người trong bao (Sê Khốp), Cô: Trần Thị Thu Hoa
- Hình học 12, Tiết BS23: Ôn tập Phương trình mặt phẳng - mặt cầu, Cô: Đinh Thị Thuận
- Hóa học 12, Chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt (tiết 3), Cô: Phạm Thị Thuận
- Hóa học 11, Tiết 65: Luyện tập Andehit, Cô: Nguyễn Thị Việt Kiều
- Địa lý 10, Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, Cô: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
- Vật lý 10, Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác - Lơ, Cô: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
- Giải tích 12, Tiết 65: Số phức (tiếp theo), Cô: Dương Thị Nữ
Đoàn trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 10/2018
- Phân công đại biểu dự ĐH Chi đoàn năm học 2018-2019
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 09/2018
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 08/2018
- Hướng dẫn thi "Tìm hiểu Nghị quyết ĐH Đoàn các cấp"
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 05/2018
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 04/2018
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 03/2018
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 02/2018
- Kế hoạch tham gia Lễ ra quân Xuân tình nguyện 2018
- Kế hoạch vệ sinh mộ cụ Huỳnh: 2017-2018
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 01/2018
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 12/2017
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 11/2017
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 10/2017
- Tiêu chí đánh giá, xếp loại Đoàn viên, Chi đoàn
- Phân công đại biểu dự ĐH Chi đoàn học sinh
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 9/2017
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 3/2017
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 2/2017
- Tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017
-
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 01/2017
- Kết quả vẽ tranh năm học 2016-2017
-
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 12/2016
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 11/2016
- Kế hoạch phát động phong trào "Nuôi heo vì bạn nghèo"
- Kế hoạch phát động thi đua tháng 10/2016
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 10/2016
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 9/2016
Tuyển tập ca khúc về Biển đảo
Clip nổi bật
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh các tổ chuyên môn
Giai điệu tuổi xanh
CLB tư vấn học đường
Học sinh vi phạm Học tập
Thống kê truy cập
. Đang trực tuyến: 11 khách